Theếngchổitrongsươsoi cầu xsmb rồng bạch kimo lời của một số bà con đang sinh sống ở đây, tôi lần tìm địa chỉ người cần mẫn tháng ngày làm sạch phố phường kia - một cụ ông tuổi "thất thập cổ lai hy".
Trong ánh đèn vàng vọt của ngôi nhà nhỏ, tôi vẫn nhận ra nét khắc khổ của người đàn ông nhỏ thó, lưng còng, tóc đã phủ màu sương và dài qua vai, da đen nhẻm, sần sùi… Ông mặc bộ quần áo màu xanh công nhân bạc màu, rộng thùng thình, trán lấm tấm mồ hôi. Ông vừa cùng chiếc xích lô cũ kỹ của mình rong ruổi khắp Sài thành trong ngày để mưu sinh.
Ông nói chuyện với tôi thật thân thiện, giọng trầm đều nhỏ nhẹ và toát ra một năng lượng tích cực. Tính cách này càng làm cho tôi cảm thấy gần gũi và muốn khám phá về ông.
Ông tên Nguyễn Văn Ngọc, sinh 1950, quê quán Bà Rịa-Vũng Tàu, mồ côi cha mẹ từ nhỏ. Theo lời ông, năm 1975, sau khi nước nhà thống nhất, ông dắt díu đưa vợ con lên tạm cư và sinh sống tại Bà Điểm, H.Hóc Môn, TP.HCM. Cuộc sống vợ chồng không hạnh phúc, ông bà đã ly hôn 30 năm nay. Cả 6 người con nay đã khôn lớn và có gia đình riêng.
Năm 2018 ông một mình vô nội thành với chiếc xích lô cũ kỹ để "kiếm cơm cháo qua ngày". Tuổi cao, sức yếu, việc lo miếng ăn từng bữa với ông rất vất vả. Ông lại không nhà cửa, không có vốn dắt lưng, không người thân quen. Các con ông đều lao động phổ thông, nghèo khó, không giúp được gì cho ông. Thấy ông có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, Chi hội Phước Thiện Q.10, thuộc Hội Bệnh nhân nghèo TP.HCM đã cho ông tá túc trong căn nhà hẻm 627 đường Sư Vạn Hạnh, P.9, Q.10, TP.HCM.
Kể từ khi về tạm trú địa chỉ trên, ông luôn được mọi người xung quanh yêu mến, ai cũng thương hoàn cảnh của ông. Ban ngày ông đạp xích lô kiếm sống, sau này được nhiều người thương nên có việc gì chở hàng lại tạo điều kiện để ông có thu nhập thêm. Cuộc sống của ông cũng đỡ vất vả hơn. Nhưng cũng từ nơi đây, trong ông luôn ray rứt, băn khoăn. Việc vệ sinh môi trường ở các con hẻm trong khu vực chưa sạch, rác thải và việc nuôi chó thả rông, tè bậy vẫn còn. Thấy vậy, ông tranh thủ dậy sớm, cài báo thức từ 2 giờ sáng để quét dọn tất cả các con hẻm đường Lý Thái Tổ, Sư Vạn Hạnh, Bà Hạt trong khu phố 2 P.9, Q.10, TP.HCM.
Không quản mưa gió, sương lạnh (đêm nào mưa lớn quá thì ông đợi mưa tạnh mới dọn dẹp) hay hiểm nguy, ông cần mẫn làm việc, lặng lẽ, không một lời phàn nàn kêu ca. Gắn bó với từng con hẻm góc phố để dọn dẹp rac thải; những hố ga nào bị tắc, gây ngập nước, trong khi chờ nhân viên môi trường đô thị can thiệp, ông dùng phương pháp thủ công để thông cống rãnh. Việc làm của ông đại bộ phận người dân nể trọng, biết ơn, ngưỡng mộ nhưng cũng có người cho ông là "khùng điên". Ông nghe những lời đàm tiếu như vậy nhưng cũng chẳng phiền lòng.
Ông kể, có đêm đang quét dọn gặp nhưng chuyện dở khóc, dở cười. Trong đêm khuya vắng có vài gã thanh niên say khướt phá phách, xin tiền; cũng vài lần hú vía vì gặp phải những người say rượu chạy xe bạt mạng, va quệt...
Ông cho biết, "lịch làm việc" của ông là 2 giờ dậy quét dọn, 5 giờ về ăn sáng rồi đạp xích lô, tối muộn mới về nghỉ ngơi. Tuy ăn uống hết sức đạm bạc, cơm hằng ngày chủ yếu mua từ các quán ăn loại rẻ tiền hoặc đến nơi phát từ thiện nhưng chắc trời cũng thương nên ông ít ốm đau.
Tôi hỏi ông: Nguyên cớ gì để ông lặng lẽ làm những việc như trên? Ông không trả lời tôi, đáp lại tôi bằng nụ cười thân thiện. Tôi nhìn trong ánh mắt ông sáng lên niềm tự hào. Tôi hiểu việc ông làm là hoàn toàn tự nguyện, không đòi hỏi, tính toán. Sau đó, ông nói với tôi những hôm đau yếu, hoặc thời tiết không thuận, không quét dọn được là ông buồn lắm. Ông tâm sự rằng, việc quét rác hằng đêm tuy vất vả, có khi hiểm họa khôn lường nhưng việc làm ấy đã đem lại cho ông niềm vui, hạnh phúc mà thiếu nó ông sẽ thấy buồn chán, vô vị.
Đang ngồi nói chuyện, chuông điện thoại reo, một khách hàng quen thuộc gọi ông đến chở hàng, ông xin lỗi và tạm biệt tôi để đi làm. Chia tay ông, tôi bắt tay ông thật chặt, ấm áp, một cảm xúc ùa về thật khó tả. Tôi thực sự ngưỡng mộ, kính trọng ông.
Nhìn dáng ông liêu xiêu trên chiếc xích lô cọc cạch đi làm trong buổi chiều muộn, khi mọi người hối hả về với gia đình, đoàn tụ bữa cơm tối sau một ngày lao động, học tập…, lòng tôi không khỏi bùi ngùi... Tôi cầu mong ông luôn mạnh khỏe...
Một điều đáng mừng, khi thấy ông thức đêm quét dọn, các hộ nuôi chó không còn thả rông như trước, mọi người xung quanh đều có ý thức giữ gìn vệ sinh hơn. Để mỗi sớm mai, khi bình minh trải những giọt nắng vàng, thả bước trên những con hẻm sạch sẽ, mỗi người chung ta như có thêm năng lượng, thêm tin yêu cuộc sống hơn.